NHÀ RÔNG – BIỂU TƯỢNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC BA NA
Theo như già làng Ma Nghĩa, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân – Phú Yên), nhà ở, nhà sinh hoạt của tộc người sống ở dãy Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung và dân tộc ít người Phú Yên nói riêng đã có kiểu kiến trúc hài hòa với thiên nhiên và điều kiện sống riêng. Nhà Rồng là di sản vật thể kiến trúc được tạo nên bởi người Ba Na và không thể lẫn lộn với dân tộc nào. Ông Ma Nghĩa nói: “Ngày nay, nhà Rông văn hóa như mọi người thường gọi là nơi sinh hoạt công cộng của buôn làng. Mỗi nơi có những kiểu nhà riêng. Ở một số nơi, nhà được xây bằng mái tranh, tường gỗ, sàn liếp lồ ô; có nhiều nhà khác lại xây với tường và sàn gỗ, mái ngói, có nơi nhà được làm bằng mái tôn, sàn tường bê tông cốt thép,… Nhưng nói chung, chúng đều có chức năng chung để làm nơi sinh hoạt cho dân làng”. Nhà Rông của người Ba Na được dựng trên mục đích đó. Tuy nhiên, công trình nhà Rông được người dân Ba Na tự hào, xem như biểu tượng linh hồn, là nơi lưu giữ linh hồn của dân tộc bởi kiểu kiến trúc quyện với quan niệm tâm linh trong quá trình xây dựng.
Theo già làng La O Tý, nguyên trưởng thôn Phú Lợi, xã Phú mỡ, nhà Rông ngày nay được xây bằng cưa, đục, máy bào. Còn ngày xưa, để xây nhà Rông cần tập trung tối đa công sức của dân làng. Cần khoảng 5 tháng để xây dựng xong nhưng mất tới 3 năm để đốn cây lấy gỗ chuẩn bị vật liệu xây dựng.
Già làng La O Tý nói: “Mỗi ngày, có hơn mười trai trẻ thay phiên khiêng vác, vượt qua nhiều suối sâu, đèo cao để mang cây về nơi tập kết. 10 cây cột viền một mét rưỡi (cây lõi ké, cây lõi muồng) đã chết mục được dời từ rừng đến làng Ma Lươm khoảng 20km từ trung tâm làng. Một cây to vừa người ôm đã được đẽo, mài cùn nhiều lần bằng rìu mới thành một cây cột. Công cụ xây nhà chỉ có rìu, rựa, dao bảy, dao ba,… khom lưng để đẽo và bện mây. Hai mái nhà Rông cao vút và được phủ bởi cỏ tranh. Khi nhà Rông được xây xong, dân làng tin rằng ngôi làng đã được Yàng ngự trị, già làng tổ chức lễ ăn mừng trong 3 ngày đêm liền”.
Theo ông La Văn Lung, già làng thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, nhà Rông của người Ba Na có chức năng xã hội quan trọng. Đó là nơi tập trung gặp gỡ và quyết định những vấn đề quan trọng của dân làng. Tại đây, già làng thực hiện những quyết định cần thiết cho dân làng bàn luận như chọn ngày bắt đầu phá rừng làm rẫy, quyết định luật vi phạm và tập quán; hòa giải những bất đồng, xích mích giữa người dân trong làng,…
Mặc dù đã qua nhiều biến đổi, nhưng trong tâm người dân Ba Na, nhà Rông vẫn luôn là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần, là nơi để tổ chức đời sống vật chất và tinh thần, in đậm bản sắc mà người Ba Na đã tông tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.